Hầu hết trong chúng ta ai cũng đã mắc phải chứng buồn nôn sau khi ăn. Hiện tượng này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên người mắc bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cách trị buồn nôn sau khi ăn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc của bạn.

Buồn nôn sau khi ăn là do đâu?

Người có sức đề kháng tốt gặp triệu chứng buồn nôn sau khi ăn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, cản trở công việc. Người có sức đề kháng yếu hơn nếu để lâu sẽ gây hại cho sức khỏe. Để tìm giải pháp điều trị hợp lý, chúng ta cần biết nguyên nhân gây buồn nôn là gì.

Thói quen ăn uống không khoa học

“Thủ phạm” đầu tiên và phổ biến nhất của hầu hết mọi người đó chính là chế độ ăn uống. Nhiều người có thói quen bỏ bữa hay ăn uống không đúng giờ. Khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Thói quen ăn uống thiếu khoa học của nhiều người

Khi bụng đói lượng axit trong dạ dày dư thừa, tích tụ và tấn công các tế bào niêm mạc. Từ đó gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. Người bệnh thường kèm theo các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn sau khi ăn.

Nhưng ăn quá no cũng không phải là phương pháp tốt. Đặc biệt những thức ăn có chứa cồn, chất kích thích hay tinh bột nhiều. Vì hệ tiêu hoá của bạn không kịp tiết ra men để tiêu thụ lượng thức ăn đó trong dạ dày.

Dị ứng thức ăn

Một số người bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của bạn phát sinh kháng thể để chống lại chất có trong thực phẩm do xác nhận nhầm là chất có hại. Vì vậy nếu ăn lại thực phẩm này thì hệ miễn dịch cũng sẽ chống lại như vậy. Một khi bị dị ứng thực phẩm, người bệnh thường có dấu hiệu buồn nôn.

Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa lactose (ví dụ: sữa) cũng gây buồn nôn sau ăn. Hoặc các thực phẩm như bắp cải, đậu khiến bụng bị đầy hơi, khó tiêu. Không chỉ gây buồn nôn mà nặng hơn là tiêu chảy, nổi mề đay. Vì vậy bạn cần tránh những thực phẩm mà khi ăn vào bị dị ứng.

Ngộ độc thực phẩm

Ngày nay ngoài thị trường tràn lan những chỗ bán thực phẩm. Hãy là người tiêu dùng “thông minh” biết lựa chọn đồ ăn sạch sẽ, an toàn. Một khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn, bạn sẽ bị buồn nôn và khó chịu. Hiện tượng này thường kéo dài vài giờ, thậm chí 1 ngày. Người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nếu nôn hết các chất độc ra ngoài. Nhưng việc nôn quá nhiều khiến cơ thể bị mất nước và chất điện giải. Hãy bổ sung nước ngay khi phát hiện bản thân bị ngộ độc thực phẩm.

Thực phẩm thiếu an toàn vệ sinh
Thực phẩm thiếu an toàn vệ sinh gây ngộ độc

Bệnh lý về dạ dày

Dạ dày là cơ quan cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người. Đây là nơi chứa và tiêu hoá thức ăn. Vì vậy nguyên nhân buồn nôn sau khi ăn có thể do dạ dày bạn đang gặp vấn đề:

  • Viêm loét dạ dày: lượng axit lớn tấn công dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày. Từ đó làm thức ăn khó tiêu do các cơ co bóp, tiết dịch bị suy yếu. Người bệnh thường có triệu chứng chướng bụng, đầy hơi và cảm giác buồn nôn.
  • Trào ngược dạ dày: ngoài hiện tượng buồn nôn sau khi ăn, người bị bệnh trào ngược thực quản thường có dấu hiệu ợ chua, tiết nhiều nước bọt.

Chấn thương não

Có lẽ bạn đang nghĩ buồn nôn là do hệ tiêu hoá, dạ dày có vấn đề liên quan gì đến não bộ phía trên đúng không? Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Những người da đầu bị tổn thương nặng hay chấn thương trong hộp sọ, bộ não thường cảm thấy buồn nôn. Bởi áp lực trong não tăng cao khiến dây thần kinh bị chèn ép.

Căng thẳng, lo âu

Những người hay căng thẳng, lo âu và suy nghĩ nhiều thường dễ bị buồn nôn sau khi ăn. Điều này càng khiến cơ thể họ rơi vào trạng thái mệt mỏi và tồi tệ. Không những vậy, nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến mãn tính.

buồn nôn sau khi ăn
Căng thẳng dẫn đến buồn nôn sau khi ăn

Bệnh về đường tiêu hóa

  • Bệnh về túi mật: túi mật có vai trò tiết mật để hỗ trợ quá trình tiêu hoá chất béo. Các bệnh sỏi thận khiến túi mật bị tắc nghẽn hay viêm túi mật sẽ cản trở hoạt động này. Người bệnh có dấu hiệu đau bụng bên phải và buồn nôn sau ăn
  • Viêm tụy: quá trình tiêu hoá diễn ra trơn tru cũng nhờ sự hỗ trợ của dịch tuỵ. Một khi tuỵ bị tổn thương hay viêm khiến người bệnh đau bụng giữa, đau lưng, sốt và nôn ói

Do mang thai

Buồn nôn sau khi ăn ở phụ nữ cũng có thể là dấu hiệu đang có thai do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra người bệnh thường đi kèm với các dấu hiệu ngực nhạy cảm, chậm kinh, mệt mỏi,… Đa phần vào giai đoạn mang thai được 2 tháng, người mẹ sẽ bị buồn nôn bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Có thể bạn quan tâm: Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có nguy hiểm không?

Biện pháp khắc phục hiện tượng buồn nôn sau khi ăn hiệu quả

Khi gặp triệu chứng buồn nôn sau khi ăn bạn cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Việc kéo dài thời gian khiến cơ thể mất sức, cản trở quá trình sinh hoạt hằng ngày, Dưới đây là một số kinh nghiệm chữa bệnh buồn nôn sau ăn hiệu quả:

Chườm ấm và tắm nước ấm

Bạn có thể sử dụng một túi ấm để chườm lên bụng. Điều này khiến máu trong cơ thể lưu thông dễ dàng. Hơn nữa hãy tắm bằng nước ấm và nắm thật chặt hai tay khi tắm. Phương pháp này cực kỳ hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng buồn nôn sau khi ăn.

Xoa bóp, bấm huyệt

Đây là mẹo dân gian ông bà ngày xưa truyền miệng nhau. Phương pháp này cũng có hiệu quả đáng kể. Bằng cách sử dụng 2 ngón tay ấn thật chặt vào phần gân giữa ngón cái và xương. Bạn giữ nguyên vị trí này trong vòng 5 phút. Từ từ cảm giác chướng bụng, buồn nôn sẽ giảm.

Uống trà gừng hoặc trà húng quế

Vị cay the và tính ấm có trong gừng hoặc húng quế là liều thuốc dân gian hiệu quả giúp chống buồn nôn. Hãy thái mỏng vài lát gừng hoặc trà húng quế cho vào ly nước sôi sẽ cải thiện vấn đề về hệ tiêu hoá.

điều trị triệu chứng buồn nôn
Uống trà gừng điều trị triệu chứng buồn nôn

Ăn chuối

Trong chuối có chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là kali. Việc nôn ói quá nhiều khiến cơ thể mất nước và chất điện giải. Nếu bạn ăn 1 quả chuối và uống kèm 1 ly nước ấm sẽ trị chứng buồn nôn sau khi ăn hiệu quả.

Bài viết trên đã chia sẻ đến người đọc những nguyên nhân gây ra tình trạng buồn nôn sau khi ăn. Cùng với đó là một số mẹo điều trị buồn nôn hiệu quả bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên nếu bệnh vẫn kéo dài chưa khỏi, người bệnh nên đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tham khảo nhiều hơn tại: https://24hkhoedep.com

Comments are closed.